KẾ TOÁN HOÀNG GIA ♦ Dịch vụ tài chính - Kế toán - Thuế - Nguồn nhân lực - Đào tạo

Logo

HOTLINE 0903 66 12 55

Giờ mở cửa Thứ 2 - Thứ 7: 8h - 17h

ketoanhoanggia.info@gmail.com

ketoanhoanggia.net@gmail.com

Mẹo ghi nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán

 

 Mẹo ghi nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán

 Để làm tốt công việc của người kế toán thì bạn cần phải nắm vững các nghiệp vụ, muốn nắm vững nghiệp vụ thì bạn cần ghi nhớ các tài khoản kế toán, đó là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt.               

 Sau đây Kế toán Hoàng Gia xin hướng dẫn các bạn cách ghi nhớ từng tài khoản kế toán trong bảng hệ thống tài khoản kế toán một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

meo 123

1. Làm quen với từng loại tài khoản:
- Việc đầu tiên các bạn cần quan tâm đó là các bạn học từng loại tài khoản trước, sau đó mới học sang loại tài khoản khác

VD: Loại tài khoản 1 có bao nhiều tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3. Các bạn học xong thì học sang loại tài khoản 2.

 
2. Bản chất của từng loại tài khoản:
 
- Loại tài khoản đầu 1 - Là loại tài khoản “Tài sản ngắn hạn”
- Loại tài khoản đầu 2 - Là loại tài khoản “Tài sản dài hạn”
- Loại tài khoản đầu 3 - Là loại tài khoản “Nợ phải trả”
- Loại tài khoản đầu 4 - Là loại tài khoản “Nguồn vốn chủ sở hữu”
- Loại tài khoản đầu 5 - Là loại tài khoản “Doanh thu”
- Loại tài khoản đầu 6 - Là loại tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh”
- Loại tài khoản đầu 7 - Là loại tài khoản “Thu nhập khác”
- Loại tài khoản đầu 8 - Là loại tài khoản “Chi phí khác”
- Loại tài khoản đầu 9 -  Là loại tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” (Tập hợp CP và DT)
- Loại tài khoản đầu 0 -  Là loại tài khoản “ngoài bảng”

2. Như vậy:
- Nói đến Tiền thì nhớ đến TK đầu 1
- Nói đến TSCĐ – Chi phí dài hạn thì nhớ đến TK đầu 2
- Nói đến các khoản Nợ phải trả, phải nộp thì nhớ đến TK đầu 3
- Nói đến Nguồn vốn chủ sở hữu thì nhớ đến TK đầu 4.
- Nói đến Doanh thu và Doanh thu khác thì nhớ đến TK đầu 5 + 7
- Nói đến Chi phí và Chi phí khác thì nhớ đến TK đầu 6 + 8.
- Nói đến việc tập hợp CP và DT thì nhớ đến TK 911.
 
Chú ý:
- TK đầu 5 và 7 là DT mang tính chất NGUỒN VỐN

 

- TK đầu 6 + 8 là CP mang tính chất TÀI SẢN
 
Kết luận:
Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7
 
3. Cách định khoản các tài khoản:
 
- Các loại tài khoản Tài sản gồm các đầu: 1,2,6,8:
 
           Ghi bên Nợ - Khi phát sinh tăng.
                         Ghi bên Có - Khi phát sinh giảm.
 
- Các loại tài khoản Nguồn vốn gồm các đầu: 3,4,5,7:
 
             Ghi bên Có - Khi phát sinh tăng
                        Ghi bên Nợ - Khi phát sinh giảm:
 
4. Những chú ý khi định khoản hạch toán:
 
- Muốn định khoản kế toán tốt các bạn phải xác định được đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau, ghi hết bên nợ rồi sang bên có.
- Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên.
- Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có.
- Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Nợ = Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Có.

Tin tức mới

Nghị định 114/2020/NĐ-CP hướng dẫn giảm 30% thuế TNDN năm 2020

  • Mô tả

    Nghị định 114/2020/NĐ-CP hướng dẫn giảm 30% thuế TNDN năm 2020

  • Hạch toán các khoản ngoại tệ theo thông tư 200

  • Mô tả

    Hạch toán các khoản có nguồn gốc ngoại tệ theo Thông tư 200 và Thông tư 133

  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký người phụ thuộc năm 2020

  • Mô tả

    Theo quy định người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế

  • Bảo hiểm thất nghiệp

  • Mô tả

    Về hồ sơ hưởng BHTN, theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng BHTN bao gồm

  • Thông Tin Liên Hệ

    Công ty TNHH Kế toán và Đầu tư Tài Chính Hoàng Gia

    Địa chỉ: 406A Đường Trần Hưng Đạo - KP.Bình Minh, Phường Dĩ An, TP. Dĩ An, Bình Dương

    Hotline: 0903 66 12 55

    Email: ketoanhoanggia.info@gmail.com

    Fanpage

    Thống kê truy cập

    Copyright © 2020 bản quyền thuộc về Kế Toán Hoàng Gia. Thiết kế và duy trì bởi VinaDC